Học sinh THPT ở TP.HCM xem các đề tài nghiên cứu khoa học tại ngày hội nghiên cứu khoa học cấp trường – Ảnh: NHƯ HÙNG
Trong đó TP Thủ Đức nên trở thành TP kiểu mẫu về chính quyền số và TP thông minh. Nếu mạnh dạn đột phá thì đến năm 2030 TP.HCM có thể trở thành một trung tâm công nghệ ở Đông Nam Á.
Hiện nay cả nước đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để tạo động lực phát triển kinh tế. TP.HCM nên dành đầu tư công để phát triển nền tảng công nghệ, xây dựng chính phủ số, đào tạo nhân lực, triển khai áp dụng công nghệ cho các ngành… để nhân cơ hội này tạo đột phá về công nghệ cho TP.
Theo đó, đầu tư công nên tập trung vào 4 lĩnh vực, gồm: Thứ nhất, triển khai chính quyền số, mạnh dạn áp dụng dữ liệu mở (open data) và kết nối – tích hợp dữ liệu giữa các sở ban ngành, các lĩnh vực để tạo nền tảng cho các ứng dụng khác. Nếu không thì dữ liệu sẽ là điểm nghẽn và sẽ tạo ra các áp dụng cục bộ như việc có quá nhiều ứng dụng mobile cho COVID-19 trong thời gian qua.
Thứ hai, thành lập các trung tâm kết nối công nghệ như Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số (DXCenter) do Công viên Phần mềm Quang Trung vận hành để thúc đẩy áp dụng chuyển đổi số cho Nhà nước và các lĩnh vực. Thứ ba, tạo ra các “chợ” về giải pháp công nghệ – kết nối cung cầu công nghệ như AI-Hub do Khu công nghệ cao TP.HCM triển khai. Thứ tư, đào tạo nhân lực công nghệ số để TP.HCM không chỉ là trung tâm phát triển công nghệ ở Việt Nam mà còn ở châu Á.
Diễn đàn “Hiến kế giải pháp công nghệ phát triển TP.HCM” do Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM thực hiện với sự phối hợp của Hội Tin học TP.HCM và báo Tuổi Trẻ. Bài viết gửi về [email protected].
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
ÔNG TRẦN PHÚC HỒNG (phó chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam, giám đốc điều hành TMA Innovation) – MỸ DUNG ghi