Tin mới nhất

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM

Chúng ta nói về thành phố thông minh, mong muốn đưa được công nghệ đi vào hỗ trợ cuộc sống hằng ngày. Hãy lắng nghe những người trẻ nói về điều đó, bởi ở mức độ nào đó, họ sẽ chính là những chủ thể tạo ra cuộc đổi thay này.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 1.
‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 2.

Trong thành phố thông minh, mình hy vọng sẽ được sở hữu tấm thẻ sinh viên đa năng hơn. Tấm thẻ này có thể tích hợp để thanh toán vé xe buýt, tàu điện, sử dụng xe đạp công cộng, thư viện mượn sách và tích hợp cả những tiện nghi thanh toán và truy cập khác. Một chạm để làm mọi thứ liên quan đến truy cập.

Diễn đàn đại học thông minh (SUF) đã định nghĩa đại học thông minh là Khuôn viên thông minh, Con người thông minh, Đào tạo thông minh, Nghiên cứu thông minh, Quản trị thông minh và Ảnh hưởng thông minh.

Sau dịch COVID-19, mình nghĩ rằng “đại học thông minh” là một đại học mà bạn có thể học ở bất kỳ đâu mà không bị gián đoạn trải nghiệm.

Cụ thể là sinh viên tự chọn việc học tập theo cách nào thuận tiện cho mình nhất về thời gian, nơi chốn, tiến độ, thiết bị.

Điều này đòi hỏi hệ thống IT của các trường cần được nâng cấp để sinh viên có phần mềm tự sắp xếp lộ trình học, đăng ký môn học dễ dàng cùng một nguồn học liệu luôn sẵn sàng chờ sinh viên khám phá.

Sinh viên có quyền điều chỉnh hình thức và phương pháp học tập theo truyền thống (class-learning) hay trực tuyến (e-learning), hoặc kết hợp cả hai (b-learning). Đây là lợi thế lớn nhất của đại học thông minh do nó có thể thích ứng với thời cuộc nhiều biến động.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 3.
‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 4.

Tôi hy vọng thành phố sẽ cho ra mắt một ứng dụng “n trong 1”. Khi đến TP.HCM, một người xa lạ chỉ cần cài một ứng dụng đó để phục vụ cho sinh hoạt của bản thân.

Từ cơ sở vật chất, đi lại, y tế, giáo dục cho đến mua vé xem phim, đi xe công nghệ, đi tàu điện, đi xe buýt… tất cả đều được thống nhất trong một ứng dụng. Nội dung được phân chia vào các mục như văn hóa, sinh thái, phương tiện…

Thậm chí trên ứng dụng này, các cơ quan quản lý của thành phố có thể đăng tải thông cáo báo chí và các văn bản của UBND TP để đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin.

Ứng dụng ấy nên cho phép sử dụng ngoại tuyến vì không phải ai cũng dùng mạng Internet, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Nhưng trong trường hợp không thể kích hoạt ứng dụng ngoại tuyến, TP.HCM cũng có thể phủ wifi tốc độ cao như thành phố Đà Nẵng và đặt mật khẩu đơn giản như “toiyeuthanhphohochiminh” hay “ilovehochiminhcity”…

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 5.

Một thành phố thông minh không nhất thiết phải là thành phố đứng đầu về mặt công nghệ và kỹ thuật mà là nơi mọi người dân sinh sống trong đó đều được hưởng những tiện ích mà công nghệ mang lại.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 6.

Trong thành phố thông minh, yếu tố cần thiết nhất là sự tiện lợi.

Ví dụ như việc khai báo y tế và cấp “thẻ xanh” trong mùa dịch, thành phố thông minh sẽ cung cấp cho người dân nhiều cách thức để khai báo y tế cũng như cấp chứng nhận “thẻ xanh” một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Điều này TP.HCM đã làm được khi cung cấp đa dạng cách khai báo y tế như quét mã QR, khai báo trên trang web cổng y tế điện tử và cả khai báo trên giấy.

Có thể nói, thành phố thông minh là nơi công nghệ phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt của người dân từ những điều nhỏ nhất như đi lại bằng phương tiện công cộng cho đến các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe…

Nhưng ý nghĩa của thành phố thông minh còn nằm ở việc cho dù có phát triển về công nghệ đến đâu, điều quan trọng nhất là không một ai bị bỏ lại phía sau.

Một thành phố phát triển chỉ thông minh với người trẻ, với đối tượng đại chúng vẫn chưa gọi là thông minh. Nó phải thông minh đối với cả những người lớn tuổi cũng như những người có chưa có nhiều hiểu biết về mặt công nghệ, những người khuyết tật.

Là người sáng lập của một dự án dành cho người cao tuổi, tôi thường gặp trường hợp những người lớn tuổi thường bị công nghệ phức tạp làm khó. Những phương thức trong việc đăng ký và sử dụng của các công nghệ hiện đại thường gây khó hiểu với đối tượng này, dần khiến khoảng cách của các thế hệ xa hơn.

Còn đối với những người khuyết tật, một số công nghệ được phát minh ra mà bỏ qua việc làm sao để những người khuyết tật cũng có thể sử dụng, điều này cũng không tốt khi mà những người khuyết tật họ cũng là một phần trong xã hội của chúng ta.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 7.

Những đối tượng thuộc thiểu số trong cộng đồng này họ luôn hiện diện ở đó. Chúng ta luôn có những khẩu hiệu về việc phải nhìn nhận họ, thấu cảm họ và xem họ như những người bình thường nhưng những sáng kiến, phát minh của chúng ta vẫn chưa tạo nên sự gần gũi, thân thiện với họ, vô tình khiến họ bị lãng quên phía sau trong công cuộc phát triển của thời đại, của thành phố.

Vì thế, để tiến lên một thành phố thông minh là những thiết kế công cộng, những quy hoạch của thành phố phải nghĩ đến đối tượng người cao tuổi và người khuyết tật, như làn đường đi bộ riêng dành cho người khuyết tật, những phương tiện giao thông cá nhân thân thiện, dễ sử dụng cho người cao tuổi và có thể thích ứng được với những người khuyết tật.

Cuối cùng, thay vì chỉ tập trung phát triển về mặt chiều cao, chạy đua khoa học kỹ thuật hiện đại nhất, tân tiến nhất thì chúng ta cần chú ý và quan tâm đến việc phát triển một thành phố thông minh theo chiều rộng, nơi mà mọi người dân trong xã hội, trong thành phố đều có thể hưởng lợi từ sự “thông minh” của thành phố. Đó mới chính là giá trị nhân văn thật sự của một thành phố thông minh.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 8.
‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 9.

Hiện nay, ngập vẫn đang là vấn đề nan giải của TP.HCM. Đã có một vài ứng dụng giúp người dân biết và tránh tuyến đường ngập, nhưng tôi mong muốn nhiều hơn điều đó.

Tôi mong thành phố thông minh trong tương lai không chỉ giúp người dân biết trước thời điểm ngập, thời gian ngập, vị trí ngập và mức ngập, ứng dụng tạo ra cần có phần ghi nhận những thông tin tai nạn, sự cố tại các điểm ngập lụt trước đó (như vị trí nắp cống thoát nước, chỗ cột điện có nguy cơ đứt dây, đổ gãy…). Khi gần đến những điểm nguy hiểm, hệ thống sẽ tự động báo cho người dùng. Những đánh dấu đó vừa giúp người dân tránh nguy hiểm vừa giúp cơ quan có thẩm quyền biết đến và sửa chữa nhanh chóng.

Thêm nữa, ứng dụng cần tích hợp phần “hỗ trợ”, tổng hợp những số liên hệ, cứu trợ, cần cho người dùng khi họ gặp sự cố và muốn tìm sự giúp đỡ. Ở trình độ công nghệ cao hơn, hệ thống hoạt động của phần mềm trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ tự động bật nút “hỗ trợ” khi cảm thấy người dùng gặp sự cố và không thể sử dụng phần mềm.

Ngoài ra, ứng dụng cần chỉ ra những địa điểm có thể tạm dừng chân, sửa chữa mọi sự cố về xe cộ hư hỏng do ngập. Tôi mong, TP.HCM sẽ có những giải pháp, ứng dụng thật hữu ích, nhanh chóng giúp người dân đỡ “than phiền” vì ngập.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 10.
‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 11.

Thành phố thông minh là thành phố có sự kết nối thông minh. Vì thế, theo tôi, TP.HCM cần tạo ra một thành phố kết nối thông minh dựa vào sự kết nối của vạn vật (IoT) với trí thông minh nhân tạo (AI) của mỗi vật.

Để có quá trình thông minh hóa như vậy, TP.HCM cần ứng dụng IoT và AI vào nhiều lĩnh vực của đời sống từ y tế, sản xuất đến giáo dục… Khi ứng dụng những lĩnh vực đó, chúng ta sẽ dần khắc phục nhược điểm của thành phố “tự động hóa” bằng nhiều cách.

Đối với các sản phẩm AI, để người dân không có cảm giác tù túng, đảm bảo quyền riêng tư, chúng ta sẽ tìm cách phân cấp cho AI. Tùy vào vị trí sử dụng mà ta giới hạn cho AI ở một cấp khác nhau, tránh để AI luôn theo dõi ta.

Tiếp theo, chính là vấn đề bảo mật bởi nếu bị tin tặc đánh vào máy chủ thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó, việc đầu tiên chính là TP.HCM cần xây dựng hệ thống bảo mật thật tốt, phân cấp các dữ liệu và hệ thống thành các khối con bên trong hệ thống, mỗi hệ thống này cần một kiểu bảo mật riêng biệt. Ngay khi bị tin tặc tấn công, hệ thống bảo mật được bật lên vừa chống lại tin tặc vừa tiếp tục gia cố hệ thống các máy chủ con. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 12.
‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 13.
‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 14.

TP.HCM cần áp dụng tự động hóa và phát triển những ứng dụng thiết thực trong lĩnh vực y tế. Trong tương lai, hệ thống y tế tại TP.HCM nên dần tìm kiếm sự hỗ trợ của máy móc, robot để chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, chẩn đoán bệnh từ xa, chăm sóc người bệnh tại nhà…

Công nghệ tiên tiến hiện nay về AI hoàn toàn có thể giúp TP.HCM thực hiện những vấn đề này. Ví dụ, vấn đề sức khỏe tinh thần của người dân ở TP thông minh sẽ ngày càng đặc biệt được quan tâm. Giới trẻ thường có những áp lực về thi cử, điểm số, tài chính… Vì thế, tôi mong trong tương lai TP.HCM sẽ có những giải pháp, ứng dụng cho người dân chia sẻ những vấn đề đó và có thể giúp giải quyết một phần những áp lực về tâm lý của người dân.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 15.
‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 16.

Tôi mong muốn trong tương lai TP.HCM thông minh sẽ giải quyết dứt điểm việc kẹt xe, những điểm nghẽn giao thông thông qua hệ thống tự động phân tích hình ảnh, giám sát và sự đánh dấu của người dùng.

Hệ thống giao thông thông minh sẽ phân tích dữ liệu người dùng, đánh dấu cho những người dùng khác để họ biết chỗ đó đang kẹt xe, tai nạn hoặc gặp những sự cố khác…

Hệ thống cho phép kết nối với người dùng một cách trực tiếp để người dùng thuận lợi trong tìm đường, đi lại một cách nhanh nhất… Hiện nay tôi cũng đang nghiên cứu để phát triển những ứng dụng này.

‘Thành phố thông minh’ trong mắt người trẻ TP.HCM - Ảnh 17.

ĐỖ ANH – HOÀNG NAM – THU HƯƠNG – MỸ DUNG

TỰ TRUNG – NHƯ HÙNG

Công nghệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *